Xi măng Việt Nam biến thách thức cạnh tranh thành động lực phát triển

( Thứ sáu 20/03/2015 | Lượt xem: 2003 )

Sanximang.com - Kinh tế Việt Nam nói chung, ngành công nghiệp sản xuất xi măng nói riêng đang có những bước chuẩn bị cuối cùng cho việc hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực ASEAN. Đây được xem là cơ hội để cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng vào thị trường rộng lớn với 620 triệu dân, nhưng cũng là thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn trong khu vực.

Chủ động hội nhập

Thực tế tham gia vào AEClà chúng ta tham gia vào thị trường chung tự do, nhưng kỷ luật và giám sát chặt chẽ hơn, vì vậy, các doanh nghiệp xi măng (XM) Việt Nam cần tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh và chủ động hội nhập. Trong chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp XM, giờ không còn là thị trường gần 90 triệu dân mà là hơn 600 triệu dân,với rất nhiều tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.

Nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội XM Việt Nam Nguyễn Quang Cung, không giống như nhiều lĩnh vực khác, khi tham gia vào AEC, thị trường XM Việt Nam sẽ không thay đổi nhiều, bởi thực tế thuế xuất khẩu của XM hiện là 0%, mặt khác XM là mặt hàng chủ yếu tập trung cho tiêu thụ nội địa, vận chuyển khó khăn do phí vận chuyển cao, giá bán XM của Việt Nam hiện đang thấp nên các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ nhắm tới thị trường giá cao hơn để xuất khẩu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp XM Việt Nam cũng không vì thế mà “bình chân như vại”. Với doanh nghiệp xi măng hàng đầu Việt Nam như TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) thì họ đã chuẩn bị tâm thế, cạnh tranh sòng phẳng. Hiện chất lượng sản phẩm của Vicem đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, chỉ tiêu sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, Vicem đang tiếp tục tập trung nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý bán hàng và quản lý kinh doanh thương mại quốc tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Cách thâm nhập của tập đoàn XM tầm cỡ

Phí vận chuyển cao (do XM nặng), giá còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, nguồn cung cho thị trường XM nội địa của Việt Nam khá dồi dào… là những lý do khiến nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài không chở XM từ nước họ sang nước ta xuất khẩu. Nhưng nhìn thấy được tiềm năng của thị trường XM Việt Nam, họ có cách khác tham gia vào thị trường XM nước ta.

Không phải đợi đến cuối năm 2015, khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, các tập đoàn, cty XM lớn của các nước nội khối ASEAN mới “nhòm ngó” đến thị trường XM Việt Nam mà “cuộc đổ bộ” vào lĩnh vực sản xuất này diễn ra từ trước đó.

Cuối năm 2011, SCG Cement, một tập đoàn lớn của Thái Lan có kinh nghiệm gần 100 năm trong lĩnh vực XM và các giải pháp xây dựng và là một trong những tập đoàn xuất khẩu XM lớn nhất thế giới, đã mua lại 99% cổ phần của Cty CP Đầu tư và Công nghiệp Bửu Long (Đồng Nai), đơn vị chuyên sản xuất XM trắng và xám chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam. Ngay sau khi mua lại nhà máy, SCG đầu tư, nâng cấp nhà máy nhằm đạt công suất 80.000 tấn xi măng trắng/năm và 120.000 tấn xi măng xám/ năm. Tổng đầu tư cho việc mua lại và nâng cấp nhà máy là 5,5 triệu USD.

Lý do để mua lại Bửu Long, theo tiết lộ của ông Pramote Techasupatkul, Chủ tịch SCG Cement, vì SCG Cemen thấy được tiềm năng to lớn của thị trường XM tại Việt Nam. Không chỉ mong muốn “thâu tóm” thị trường XM Việt Nam, SCG còn xây dựng nhà máy XM tại Campuchia và thiết lập mạng lưới bán bê tông tươi ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Không chỉ các tập đoàn lớn của Thái Lan “nhòm ngó” đến thị trường XM Việt Nam mà Tập đoàn Semen Indonesia (PTSI) cũng xâp nhập thị trường XM Việt Nam bằng việc mua lại 70% cổ phần của XM Thăng Long vào tháng 12/2012, nhà máy có vị trí chiến lược giáp với cảng biển và cửa sông, kết nối trực tiếp với quốc lộ. Ngay sau đó, PTSI đã cử cán bộ thay thế cấp độ giám đốc và quản lý. Với kinh nghiệm kinh doanh, quản trị bề dày hơn 50 năm, PTSI đã đưaXM Thăng Long trở lại hoạt động tốt, đồng thời nâng tổng vốn điều lệ của công ty từ 1.750 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng. Dự kiến trong tương lai gần, XM Thăng Long sẽ nâng công suất lên 6,3 triệu tấn/năm, tăng 274% so với công suất hiện nay.Không chỉ cung cấp cho thị trường Việt Nam, XM Thăng Long còn “vươn tay” tới thị trường các nước trong khu vực như Singapore, Campuchia, Indonesia…

Không may mắn trở thành cổ đông chiến lược như SCG, PTSI nhưng Tập đoàn Mahaphant (Thái Lan), chuyên sản xuất các sản phẩm từ XM và sợi Cellulose không chứa amiang như tấm sàn, tấm trần, vách ngăn, mái ngói và các sản phẩm thay thế gỗ lại thiết lập mạng lưới phân phối, xây dựng mối quan hệ khách hàng tại Việt Nam. Họ đang mong muốn trở thành nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm từ XM và sợi Cellulose hàng đầu khu vực, có độ phủ kín tại nhiều nước Đông Nam Á.

Nhìn thấy “nguy cơ” bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm thị trường XM Việt Nam, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng không để các tập đoàn XM nước ngoài thôn tính các nhà máy XM lớn đang có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngay sau đó, trong công cuộc tái cơ cấu ngành XM, những nhà máy XM cần tái cơ cấu nợ đã được bán cho các doanh nghiệp lớn trong nước như Viettel, Vicem…

Nguồn: baoxaydung.com.vn

Tags: ,
Phân phối và thi công tấm xi măng nhẹ Cemboard Thái Lan, Green Board Thông Hưng, Duraflex Vĩnh Tường

Thống kê truy cập

Online: 1

Số người truy cập: 278953